Gà Bị Tụ Huyết Trùng – Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Gà bị tụ huyết trùng - Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Gà bị tụ huyết trùng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm ở dạng cấp tính thường xuất hiện nhiều trên các loài gia cầm. Nguyên nhân phần lớn do vi khuẩn Pasteurella Multocida gây ra và có thể phát triển mạnh trên gà ở mỗi giai đoạn. Như vậy, để tránh gây ra tình trạng chết hàng loạt người nuôi hãy xem bài viết của E2BET dưới đây.

Gà bị tụ huyết trùng là bệnh gì?

Tụ huyết trùng gia cầm hay còn được gọi là bệnh toi gà do vi khuẩn gây ra phần lớn thường hay gặp vào những thời điểm giao mùa. Ngoài ra, ở những khu vực có khí hậu nóng ẩm thì sự phát triển của bệnh này càng phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, với căn bệnh gà bị tụ huyết trùng đặc trưng bởi hiện tượng viêm xuất huyết tổ chức liên kết dưới da, màng niêm mạc, gan hoại tử. Hơn nữa, nếu bệnh phát sinh từ đàn gà thông thường sau 3 tuần tuổi trở lên tỷ lệ nhiễm thấp, chỉ lẻ tẻ.

Thế nhưng, nếu bệnh dịch lây lan từ bên ngoài trang trại chăn nuôi sẽ gây nguy hiểm cho mọi lứa tuổi có thể gây chết hàng loạt. Ngoài ra, ở gà vịt thì thông thường bệnh bùng phát nhanh hơn thành các ổ dịch lớn. Nếu không có phương án điều trị, khắc phục kịp thời virus sẽ lan rộng ra khắp nơi. Đặc biệt là các loài chim hoang dã trong tự nhiên cũng như thú nuôi trong trang trại có nguy cơ mang bệnh cao.

Gà bị tụ huyết trùng là bệnh gì?
Gà bị tụ huyết trùng là bệnh gì?

Nguyên nhân gà bị tụ huyết trùng

Đối với nguyên nhân dẫn đến bệnh tụ huyết trùng gà phần lớn là do vi khuẩn Gram âm Pasteurella Multocida gây ra. Hơn nữa, loại ký sinh này không có bào tử thuộc ba chúng gồm: Multocida, Septica, Gallicida lây nhiễm trên gia cầm thông qua đường hô hấp, tiêu hoá, vết thương ngoài da hoặc tiếp xúc trực tiếp với gà bị bệnh,…

Trong đó, vi khuẩn Multocida là chủng phổ biến gây nên bệnh, hai chủng còn lại Septica và Gallicida cũng có thể lây nhiễm nhưng tỷ lệ thấp hơn. Như vậy, Pasteurella Multocida sẽ đi vào đường máu của gia cầm, di chuyển đến các cơ quan gây ra hiện tượng tự máu, viêm nhiễm. Mầm bệnh có thể tồn tại ở bụi trong không khí, thức ăn, nước uống ở điều kiện vệ sinh chuồng trại kém, đồ ăn ôi thiu, ẩm mốc.

Nhận biết gà bị tụ huyết trùng

Với căn bệnh tụ huyết trùng thông thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn gà từ 2 tháng tuổi trở lên trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài ra triệu chứng này sẽ khác nhau từng giai đoạn của bệnh, cụ thể:

Thể quá cấp tính

Đối với căn bệnh gà bị tụ huyết trùng thông thường sẽ ở thể quá cấp tính, diễn biến lây nhiễm cực nhanh khiến người nuôi chưa kịp phát hiện. Vậy nên cần phải chú ý khi thấy gà ủ rũ và chết sau 1 – 2 giờ, hoặc với một số con lớn hơn từ 4 – 5 tháng có thể chết sau 1 ngày. Kèm theo đó là các biểu hiện nhảy xốc lên, giãy, lăn ra chết khi đang ăn uống, đi lại,…

Xem Thêm  Gà Bị Sưng Mắt - Nguyên Nhân Bệnh Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngoài ra, ở dạng bệnh thể cấp tính tụ huyết trùng thường khiến gà chết đột ngột, da có dấu hiệu bầm tím, tích căng phồng. Kèm theo đó là xuất hiện nước nhờn lẫn máu chảy ra từ miệng, mũi.

Gà bị tụ huyết trùng thể quá cấp tính
Gà bị tụ huyết trùng thể quá cấp tính

Gà bị tụ huyết trùng ở thể cấp tính

Thể cấp tính thông thường xảy ra khá phổ biến trên gà, thời gian ủ bệnh có khả năng kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Cụ thể:

  • Biểu hiện thể cấp tính là gà sốt cao 42 – 43 độ, bỏ ăn, xù lông, xõa cánh, liệt chân, đi lại chậm.
  • Miệng có dãi, nhớt đục, thở khò khè, mào tích tím tái do tụ máu.
  • Nếu đang ở giai đoạn bệnh gà có thể bị tiêu chảy phân trắng, kèm theo dịch nhầy.
  • Gà chết sau 24 – 72 giờ tím đen do kiệt sức, ngạt thở với hiện tượng liệt duỗi thẳng chân.

Bệnh tụ huyết trùng gà ở dạng thể mãn tính

Ngoài hai cách nhận biết gà bị tụ huyết trùng trên, ở thể mãn tính cũng thường xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả chăn nuôi. Bởi chúng ăn mãi mà không lớn, tăng FCR, hao tốn thức ăn và công chăm sóc. Cụ thể:

  • Gà có dấu hiệu sưng mào, yếm do bị tích nước, chỗ hoại tử sẽ bị cứng lại và tồn tại suốt đời.
  • Gà có triệu chứng khó thở, xuất hiện tiếng ran ở khí quản, gầy yếu, viêm kết mạc mắt và các mô cận kề, sưng khớp, què, tỷ lệ đẻ trứng suy giảm.
  • Khi mắc bệnh, gà sẽ có hiện tượng tiêu chảy kéo dài, phân nhầy kèm theo bọt màu vàng, hoại tử mãn tính do viêm màng não dẫn đến triệu chứng bị thần kinh.
Gà bị tụ huyết trùng ở dạng thể mãn tính
Gà bị tụ huyết trùng ở dạng thể mãn tính

Cách điều trị gà bị tụ huyết trùng

Để ngăn chặn tình trạng gà bị nhiễm bệnh tụ huyết trùng cũng như điều trị kịp thời nhằm tránh xảy ra hậu quả chết hàng loạt. Người nuôi hãy áp dụng một vài phương pháp từ chuyên gia trong thời gian đầu khi vi khuẩn mới hình thành dưới đây. Bởi nếu để quá lâu khiến bệnh chuyển sang mãn tính thì việc điều trị sẽ giảm tính hiệu quả. Cụ thể:

  • Dùng Moxcolis pha 1g cùng 2 lít nước, Nexymix thì pha 3 lít nước cho gà uống 5 ngày.
  • Nếu dùng Sultrimix Plus thì pha 1g với 1 – 2 lít nước cho gà uống liên tiếp 5 ngày.
  • Dùng những thuốc kháng sinh như: Amoxiciclin, Enrofloxacin, Oxytetracyclin, Streptomycin, Neomycin, Genta-Tylo, Ampicillin,… theo chỉ định liều lượng của nhà sản xuất.
  • Ngoài ra, để phòng ngừa người nuôi nên thường xuyên vệ sinh chuồng trại từ 1 – 2 tuần/lần, phun sát trùng trực tiếp ở các khu vực đang nuôi.
  • Tiến hành cách ly gà khoẻ mạnh và ốm ra riêng để điều trị kịp thời tránh việc lây nhiễm hết cả đàn.

Kết luận

Như vậy, qua nội dung bài viết trên đây của E2BET đã chia sẻ đến người chăn nuôi căn bệnh truyền nhiễm gà bị tụ huyết trùng, kèm theo cách nhận biết và điều trị. Hy vọng sẽ giúp bạn ngăn chặn kịp thời, đưa ra phương án hiệu quả để ngăn chặn chết hàng loạt.