Gà Bị Khò Khè – Những Phương Pháp Điều Trị Từ Chuyên Gia

Gà bị khò khè - Những phương pháp điều trị từ chuyên gia

Gà bị khò khè là triệu chứng bệnh khá phổ biến thường thấy ở gia cầm vào những thời điểm mùa đông khi có không khí lạnh giá. Chính vì vậy, nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến cho chúng yếu mệt, sức khỏe suy giảm thậm chí dẫn đến tử vong. Trong nội dung bài viết dưới đây các chuyên gia tại E2BET sẽ bật mí cách điều trị hiệu quả cao.

Những dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè nặng

Nhìn chung, đối với vấn đề gà bị khò khè không chỉ nhận biết triệu chứng của chúng thông qua quá trình thay đổi tiếng thở. Mà đi kèm với đó còn có thêm những dấu hiệu khác nên người nuôi cần nắm vững để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Như vậy, để nhận biết gà mắc bệnh khò khè nặng hay nhẹ người nuôi cần dựa vào những dấu hiệu phổ biến dưới đây. Cụ thể:

  • Thông thường chúng sẽ có dấu hiệu kém hoạt bát, ủ rũ, ngồi im, tiếng khò khè khiến gà bị suy hô hấp dẫn đến khó thở. Từ đó mọi hoạt động sẽ trở nên không bình thường do thiếu oxy.
  • Trong quá trình người nuôi chăm sóc nếu phát hiện chúng có triệu chứng biếng ăn hoặc bỏ bữa thì nên tiến hành kiểm tra hơi thở. Trong trường hợp nghe thấy khò khè hãy áp dụng các biện pháp điều trị đơn giản.
  • Khi gà mắc bệnh khò khè trong một thời gian dài và không được điều trị kịp thời chúng sẽ bị rụng lông, thân hình trở nên gầy gò, ốm yếu.
  • Đặc biệt, việc bị suy hô hấp sẽ dẫn đến tình trạng ảnh hưởng toàn bộ hệ tiêu hóa khiến cho chúng đi phân lỏng, ra máu hoặc phân xanh.
Những dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè nặng
Những dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè nặng

Nguyên nhân khiến gà bị khò khè

Đối với việc chẩn đoán bệnh khò khè ở gà có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau từ môi trường xung quanh đến nòi giống,… Chính vì vậy, để đưa ra được các phương án điều trị kịp thời người nuôi nên tìm hiểu vài nguyên nhân phổ biến bên dưới. Cụ thể:

  • Gà là loại gia cầm đòi hỏi khắt khe về mặt điều kiện nhiệt độ, nếu thời tiết có những thay đổi đột ngột sẽ khiến chúng chưa thể làm quen. Như vậy sẽ dẫn tới việc bị cảm lạnh và gây ra bệnh khò khè.
  • Ngoài ra, chúng cũng có thể bị hen và gây khò khè trong quá trình thở, nếu người nuôi không phát hiện kịp thời khiến gà nhiễm bệnh lâu ngày sẽ rất khó để điều trị.
  • Bên cạnh đó, một số gà khi ở ra có sẵn thể chất yếu bẩm sinh hoặc di truyền từ đời bố mẹ sang cũng xảy ra nguy cơ cao bị khò khè. Vì vậy, ở giai đoạn này đòi hỏi người nuôi phải qua sát tỉ mỉ để nhanh chóng phát hiện nhằm có cách điều trị kịp thời.
  • Khi nuôi gà ở môi trường ẩm thấp, dơ bẩn hoặc không vệ sinh sạch sẽ cũng khiến chúng mắc nhiều bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp khác nhau bao gồm cả khò khè.
  • Một nguyên nhân nữa là do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium gây ra lây lan qua đường không khí hoặc di truyền từ bố mẹ khi đẻ trứng trong lúc nhiễm khuẩn, khiến gà mắc bệnh khò khè.
Xem Thêm  Gà Ỉa Phân Trắng - Phương Pháp Điều Trị Từ Chuyên Gia
Nguyên nhân khiến gà bị khò khè
Nguyên nhân khiến gà bị khò khè

Cách chữa trị bệnh cho gà bị khò khè

Đối với việc chữa bệnh khò khè ở gà hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau thông qua những bài thuốc dân gian như: Gừng, tỏi,… băm nhuyễn trộn với thức ăn. Ngoài ra người nuôi cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc tây để tiết kiệm thời gian hơn. Cụ thể:

Thuốc chữa bệnh khò khè cho gà

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây y được người chăn nuôi sử dụng để điều trị gà bị khò khè khá hiệu quả. Như vậy, bạn có thể tham khảo cách dùng dưới đây:

  • Mọi người hãy dùng thuốc Ery để điều trị bệnh khò khè trong 3 ngày, 2 ngày đầu mỗi lần cho uống 2 viên sáng và chiều.
  • Đến ngày thứ ba cho chúng uống 1 viên vào buổi sáng.
  • Nếu trong ngày thứ ba không hết mọi người hãy dùng thuốc Gà Mái Đỏ Thái áp dụng cho những con mắc bệnh khò khè ở trường hợp nặng.

Cách phòng bệnh gà bị khò khè

Ngoài việc áp dụng các phương pháp sử dụng thuốc tây y cũng như các mẹo dân gian thì phòng ngừa đóng vai trò khá quan trọng giúp chúng tránh nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy, mọi người nên áp dụng những biện pháp dưới đây để đảm bảo đàn gà luôn khỏe mạnh. Cụ thể:

Cách phòng bệnh gà bị khò khè
Cách phòng bệnh gà bị khò khè
  • Người nuôi nên thường xuyên vệ sinh chuồng trại theo định kỳ, sát trùng cẩn thận nhằm đảm bảo tiêu diệt hết toàn bộ vi khuẩn gây hại.
  • Hãy đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, thoáng mát, tránh tình trạng ẩm ướt sẽ dễ xuất hiện các loại vi khuẩn gây hại.
  • Thường xuyên tiêm phòng vắc xin cho gà theo chỉ định của cơ quan thú y.
  • Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa mọi người nên giữ cho gà có độ ẩm phù hợp, tránh để chúng cảm lạnh.
  • Trong trường hợp phát hiện gà khò khè, nên cách ly chúng ra chỗ khác nhằm tránh việc lây lan bệnh cho cả đàn.

Kết luận

Với những thông tin trên của E2BET đã chia sẻ cách điều trị và phòng ngừa gà bị khò khè khá hiệu quả từ các chuyên gia. Hy vọng giúp người nuôi áp dụng đúng cách để đảm bảo đàn gà của mình khỏe mạnh, không gây ra tổn thất lớn trong quá trình chăn nuôi.